Sán dây ở chó: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Sán dây ký sinh là bệnh lý thường gặp ở chó. Chúng cư trú trong ruột non, hút các chất dinh dưỡng khiến chó gầy yếu, dễ bị viêm niêm mạc ruột, nhiễm trùng đường ruột nguy hiểm.

Bệnh sán dây ở chó là gì?

Sán dây ký sinh là bệnh lý thường gặp ở chó. Chúng cư trú trong ruột non, hút các chất dinh dưỡng khiến chó gầy yếu, dễ bị viêm niêm mạc ruột, nhiễm trùng đường ruột nguy hiểm.
Sán dây ký sinh gây ra các vấn đề về tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe của chó
Bệnh sán dây ở chó là gì?

Bên cạnh giun, sán dây là loại nội ký sinh trùng thường gặp ở chó. Chúng sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thú cưng. 

Có rất nhiều loại sán dây ký sinh và gây bệnh cho chó. Phổ biến hơn cả có thể kể đến hai loại sau:

  • Dipylidium caninum: đây là loại phổ biến nhất với chiều dài cơ thể 10-75cm, rộng 2-3mm do bọ chét ký sinh trên cơ thể chó truyền lây. 
  • Sán dây Taenia hydatigena: đây là loại sán dây có chiều dài cơ thể từ 70 đến 500cm, đốt già 6x12mm. Sau khi chó nuốt phải ấu trùng, ấu trùng sẽ ký sinh ở gan, màng treo ruột và phát triển thành sán trưởng thành.

Cả hai loại trên đều có thể lây truyền từ chó sang người khi chúng ta thường xuyên tiếp xúc, vuốt ve, chơi đùa cùng chó. Nhiễm sán dây có thể khiến người bệnh rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, khó chịu, co giật, rối loạn trí nhớ,..

Sán dây trên chó thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Thời gian nhiễm bệnh cho đến lúc phát bệnh khá lâu, vì ấu trùng cần thời gian để phát triển. Chó thường nhiễm sán dây ở hai thể kèm với các dấu hiệu sau

Dấu hiệu nhận biết chó bị nhiễm sán dây - Thể cấp tính
Thể cấp tính

 

  • Thường gặp ở chó con 1 - 4 tháng tuổi;
  • Chó kém ăn, nôn mửa do sán dây bám vào thành ruột gây tổn thương niêm mạc;
  • Rối loạn tiêu hóa, viêm ruột;
  • Chó bị ngứa hậu môn, thường xuyên liếm và cọ hậu môn xuống sàn nhà;
  • Phân có màu xám hoặc đỏ tươi;
  • Tiêu chảy, trong phân có chứa niêm mạc ruột tróc ra lẫn với các đốt sán rụng ra, trông giống hạt gạo khô hoặc hạt vừng.

Ở thể này, nếu không điều trị kịp thời, chó có thể tử vong do tiêu chảy dẫn đến mất nước, điện giải, viêm ruột

Dấu hiệu nhận biết chó bị nhiễm sán dây - Thể cấp tính
Thể mạn tính
  • Thường gặp ở chó trưởng thành;
  • Chó ít ăn, gầy yếu, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa;
  • Viêm ruột, loét và xuất huyết;
  • Tiêu chảy hoặc tắc đường ruột do số lượng sán ký sinh quá nhiều;
  • Phân có chứa các đốt sán già rụng ra trông giống như hạt dưa;
  • Chó có các triệu chứng thần kinh như: run rẩy, ngơ ngác, lầm lì, hay nằm một chỗ hoặc trở nên dữ tợn, co giật, động kinh,...

Ở thể này, nếu không được điều trị kịp thời, chó có thể tử vong do thiếu máu hoặc kiệt sức trong thời gian dài.

Nguyên nhân gây ra sán dây ở chó
Nguyên nhân gây ra sán dây ở chó

Chó thường nhiễm sán dây chủ yếu qua 4 con đường sau:

  • Chó ăn phải bọ chét nhiễm sán Dipylidium ký sinh, hút máu và truyền lây;
  • Chó ăn trực tiếp trứng sán hoặc ăn thịt sống bị nhiễm sán dây;
  • Chó liếm phải các vũng nước, đất, cây cỏ, bãi rác,... có chứa ấu trùng sán;
  • Bị nhiễm từ chó mẹ sang con, hoặc chó con bú sữa của chó mẹ bị nhiễm sán.
NexGard Spectra
Cách phòng - trị sán dây cho chó

Sán dây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm và dễ điều trị. Nhưng nếu chậm trễ có thể dẫn đến tử vong. Giai đoạn đầu bị nhiễm ấu trùng sán dây, chó không có biểu hiện cụ thể. Vì vậy, cần thường xuyên theo dõi sức khỏe chó, và đưa đến cơ sở thú y ngay khi phát hiện các dấu hiệu kể trên. 

Để phòng bệnh, nên cho chó ăn thức ăn chín, thường xuyên tắm rửa và vệ sinh nệm hoặc khu vực nằm của chó. Ngoài ra, chủ nuôi cũng cần định kỳ tẩy giun, tiêu diệt ve, bọ chét,... Nên sử dụng các sản phẩm phòng - trị nội ngoại ký sinh trùng cho chó để ngăn chặn đường truyền lây sán dây. 

NexGard Spectra cho chó là viên nhai phòng - trị nội ngoại ký sinh được phát triển bởi tập đoàn thú y Boehringer Ingelheim của Đức. Chỉ với 1 viên, sản phẩm bảo vệ chó toàn diện khỏi hơn 27 loại nội ngoại ký sinh trùng liên tục trong 30 ngày.